Cô đặc nước trái cây cho trẻ ăn dặm với cốt dừa, sữa chua dừa, bánh quy…
NGUYÊN LIỆU xem ảnh comment:
- Quýt ngọt
- Nho ngọt
- Đường dừa 1 thìa cà phê [nếu đường mía thì giảm lượng]
- Bột sắn dây 1 thìa cà phê đầy
- Tý xíu hoa muối cỡ 2 hạt đậu đen
- Mẩu vỏ quế
- Gừng cỡ đốt ngón út
NẤU NHANH:
- Trái cây rửa sạch, bổ đôi, ép lấy nước. Trẻ lớn ăn được vỏ nho thì ép xong nấu cả vỏ nho.
- Gừng chẻ đôi để lấy hương, không đập giập sẽ bị nặng mùi.
- Hoà bột sắn dây vào nước ép, thêm đường, muối, quế, gừng. Đun lửa dưới trung, vừa đun vừa quấy đều để tránh sít chảo. Khi hỗn hợp sôi thì bắc ra, vớt quế và gừng ra, để nguội bảo quản mát.

Khi dọn ăn thì quấy mứt với cốt dừa, hoặc sữa chua dừa để phết bánh. Cũng có thể thêm mứt này vào sữa chua dừa. Ngon êm dịu, đậm hương trái cây tươi, không ngọt như mứt mua.
Hình 2: Nguyên liệu
Hình 3: Nấu nhanh [chú ý không thêm nước]
Hình 4: Khi nguội sẽ đặc hơn chút.

Công thức bánh đã đăng bài
Nguồn FB Cô Liên Hương

CHUYỆN THANH ĐIỂN TIÊN THIÊN KHÍ.
Mặc dù từ rất xa xưa, con người đã khám phá và cảm nhận lợi ích thực sự của Prana đối với các cơ thể sống và đã ứng dụng Prana trong việc nâng cao sức đề kháng, chữa bệnh, thúc đẩy tiến bộ tinh thần và tâm linh… nhưng phần lớn văn bản giáo khoa ghi chép ẩn dụ, một số thất truyền, còn sự ứng dụng Prana trong tu tập chỉ được truyền thừa. Thời đại chúng ta vẫn chưa có câu trả lời hoàn chỉnh về sự tồn tại của Prana và ý nghĩa của nó đối với thế giới. Có giả thuyết coi Prana là chất liệu siêu mịn với vai trò thiết yếu trong việc nuôi dưỡng và ổn định các ‘cơ thể hào quang’ – là cấu trúc không nhìn thấy bằng mắt thường mà dường như chi phối toàn bộ thân thể của mỗi người. Khoa học thực nghiệm chưa tìm ra bản chất đích thực của Prana là gì. Có thuyết coi Prana là một dạng đặc biệt của vật chất, vừa là sóng vừa là hạt và chứa đựng thông tin. Có người gọi Prana là “linh hồn nguyên tử”.

Theo thuật ngữ Hin-du giáo, Prana có nghĩa là năng lượng gốc mà tất cả các lực sống đều phát sinh từ đó. Một thuyết cổ phương Đông cho rằng, Prana có biểu hiện trí tuệ và là phần không thể tách rời của Tạo Hoá.

Mô tả của một số người có tri giác phát triển đều khẳng định mọi vật hữu tri và vô tri trên hành tinh luôn chìm ngập trong một bể năng lượng không hao mòn mà mắt thường không nhìn thấy, đó chính là Prana. Prana không phải chỉ có trong không gian mà còn chuyển vận trong các sinh loài. Sinh khí Prana trong thức ăn được hấp thụ ở lưỡi, nếu đau bệnh không ăn bình thường được mà phải truyền thì không hấp thụ được Prana. Thức ăn còn nhiễm Prana của người chế biến, đặc biệt là năng lượng phát sinh từ tâm thức người nấu. Từ đây có thể suy ra tầm quan trọng của món ăn gia đình do người thân nấu với tình thương yêu. Cần nhai thức ăn trong miệng để hấp thu tối đa Prana ở lưỡi chứ không nên xay nhuyễn đồ ăn để uống. Khi bạn nhai một miếng chuối hay xoài thì bạn hấp thu Prana nhiều hơn khi bạn xay sinh tố và uống nó, điều đó cũng đồng nghĩa với tiêu tốn thức ăn hơn.

Sinh khí Prana trong không khí được hấp thu ở niêm mạc mũi, bởi vậy cần chăm sóc trẻ em tránh bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng sẽ không hấp thụ được Prana trong không khí. Hai lỗ mũi lại hấp thu Prana khác nhau, một bên hấp thu Prana và chuyển thành dương tính, một bên hấp thu Prana và chuyển thành âm tính, bởi vậy, cả hai lỗ mũi cần được thông suốt và sạch sẽ https://t.cn/A6OlgGlG Chăm sóc lỗ mũi là nhiệm vụ thường ngày của chư vị yogi.

Từ hàng ngàn năm nay, những người có khả năng chữa bệnh huyền bí và một số nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực siêu hình đã tập trung chú ý đặc biệt đến năng lượng Prana. Hiện nay, lĩnh vực chữa bệnh không dùng thuốc đang nỗ lực thực nghiệm ứng dụng Prana dựa trên quan sát về sự tồn tại trường năng lượng vũ trụ mà nhờ tập luyện, con người có thể cảm nhận được một cách khá cụ thể.

Lưu lượng Prana trong cơ thể đảm bảo [một phần lớn] trạng thái khỏe mạnh của con người và được kiểm soát bởi nghiệp. Nhưng, trong cơ thể chúng ta không chỉ có Prana tiên thiên mà còn có năng lượng của ý thức do chúng ta tự tạo ra trong chu trình sống, nếu từ nhỏ con người có được sự giáo dục đúng đắn thì rất ích lợi cho sức khỏe, tiến hóa cá nhân và tiến bộ cộng đồng.

Theo kinh điển, có 9 dạng Prana [Naga, Kurma, Devadatta, Krikala, Apana, Dhananjaya, Udana, Samana, Vyana] lưu thông qua 72.000 Nadis. 8 loại sẽ phân rã sau khi ta dứt hơi thở, 1 loại tồn tại trong tro cốt và vẫn tác động thông tin riêng của nó vào trường năng lượng vũ trụ trong khoảng 1.000 đến 1.500 năm, sách cổ ghi rằng, phải tránh khai quật các ngôi mộ chưa được 1.500 năm. Một kinh nghiệm cổ xưa, hài cốt hỏa thiêu cần được thổ táng không nên quàn lộ thiên.

Trái tim quan trọng nhất, riêng trái tim được luân chuyển sinh lực từ 101 Nadis, mỗi kênh lại có 100 Nadis phụ thành 10.100 Nadis. Ở tầm mức kém vi tế nhất là thể chất, bảo vệ sức khỏe gồm 3 trọng tâm: tăng cường lưu lượng Prana, tịnh hóa năng lượng ý thức và chăm sóc thích hợp cho tim. Tôi sẽ giới thiệu dần từng khía cạnh, nhưng mọi kinh nghiệm chỉ để xem cho vui chứ không có ý nghĩa thực tế nếu nhiễm thói quen ăn thịt, khủng hoảng của sự bị giết là thông tin rất thô trược tràn ngập Nadis của người tiêu thụ thịt, ảnh hưởng không chỉ tới thể chất mà các thể vi tế khác.

Tranh cổ miêu tả sơ lược hệ thống Nadis.
Nguồn fb Cô Liên Hương

CHÍN GIAI ĐOẠN TRONG THIỀN

Các bạn đã xem một chuyên đề phim giải thích vì sao tim “quan trọng” hơn não. Bộ phim cũng đã cho biết năng lượng của tim mạnh gấp hàng ngàn lần trí não. Các bạn cũng đã biết rằng tim có “trí tuệ” riêng. Tim có được trạng thái đồng điệu - hài hòa - gắn kết lại thông qua hơi thở, và thiền, đơn giản là nhận biết hơi thở.

Cái gọi là nền giáo dục của nhân loại không dạy về điều căn bản này, bởi vậy chúng ta phải tự giáo dục mình. Bây giờ chúng ta thử thực hành một phương pháp của Phật giáo Mật tông – 9 GIAI ĐOẠN – “rèn luyện từ một tâm hoang dã bận rộn tới một tâm xả bỏ hoàn thiện” – đó là cách nói của các vị Thầy, bạn có thể hiểu rất đơn giản là nó: làm sạch + tiếp năng lượng + chữa lành + khai triển mọi tiềm năng mà bạn đã có qua nhiều kiếp sống…

Kinh nghiệm truyền thừa của những thiền sư làm việc với tâm thức, triển khai một quá trình gồm 9 giai đoạn để tâm có thể trở về với sự ổn định, sáng tỏ và sức mạnh nguyên thuỷ. Những hướng dẫn này cụ thể và vô cùng hữu ích. Đạo sư Sakyong Mipham Rinpoche trình bày bằng ngôn ngữ hiện đại, một bản đồ của quá trình thiền định 9 giai đoạn.

A/ Bốn giai đoạn đầu tiên: đặt tâm, đặt tâm liên tục, đặt tâm lặp lại và đặt tâm chặt chẽ ta tạo lập và phát triển sự ổn định.
B/ Giai đoạn năm và sáu: thuần dưỡng & an định ta phát triển sự sáng tỏ.
C/ Ba giai đoạn cuối cùng: an định rốt ráo, nhất tâm & tâm xả bỏ ta xây dựng sức mạnh.
-----------------------------------------
A/ BỐN GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN:
1/ ĐẶT TÂM:
- Việc đặt sự chú ý vào hơi thở là điều đầu tiên chúng ta làm trong thiền.
- Việc đặt tâm giống như khi chúng ta trèo lên một con ngựa: ta đặt chân mình vào bàn đạp và rồi nâng cơ thể lên yên, đặt mình vào đúng vị trí.
- Thời điểm của việc đặt tâm bắt đầu khi chúng ta tách tâm của mình khỏi những sự kiện, vấn đề, suy nghĩ và cảm xúc… Chúng ta neo cái tâm bận bịu đó vào nhịp thở. Mặc dù chúng ta làm việc với ý thức – một thứ vốn phi vật chất, nhưng việc đặt tâm này vẫn có cảm giác rất thực tế. Nó rõ ràng như thể đặt một tảng đá lên trên một chiếc lá.
- Để đặt tâm thành công, chúng ta phải xác quyết rằng, mình sẽ buông bỏ các suy nghĩ và cảm xúc: "Bây giờ tôi đặt tâm vào hơi thở."
- Điều gì xảy ra trong thời điểm bắt đầu đó? Những bám chấp của chúng ta sẽ bị nhổ bỏ. Nếu chúng ta cố gắng thực hiện điều này, sự phóng tâm của chúng ta sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời, bằng cách đặt tâm vào hơi thở, chúng ta sẽ tập hợp lại được cái tâm đang lang thang khắp nơi.
- Đối với người mới bắt đầu thiền, giai đoạn đầu tiên là thời gian chúng ta học cách làm thế nào để cân bằng giữa việc tập trung vào hơi thở + việc giữ nguyên tư thế. Đặt tâm luôn luôn là bước đầu tiên. Đó là thời điểm vào đầu mỗi buổi tập, khi chúng ta xác nhận rằng mình bắt đầu hành thiền. Đó là giai đoạn quan trọng nhất vì nó sẽ thiết lập thái độ của chúng ta đối với phần còn lại của buổi tập. Giây phút đặt tâm này sẽ mang tới cho việc thiền một khởi đầu tinh khiết và mạnh mẽ. Nếu chúng ta bắt đầu một cách mơ hồ hay không rõ ràng, sau đó việc thiền định của chúng ta cũng sẽ mơ hồ.
- Học đặt tâm – một hành động nhỏ nhưng lại là một trong những điều dũng cảm nhất mà bạn có thể làm, bạn có thể tự hào về chính mình, bạn đã vượt qua được sự lười biếng của một tâm phóng dật.
- Bạn đã nhớ các hướng dẫn. Bạn có thể vui vẻ quay trở lại với hơi thở. Đừng lo lắng rằng bạn sẽ phải làm điều đó một lần nữa – thực tế, bạn sẽ phải làm điều đó hàng ngàn lần. Đó là lý do tại sao thiền được gọi là thực hành.
- Mỗi khi bạn đặt tâm mình vào hơi thở, bạn đang tiến lên phía trước. Chỉ cần buông bỏ một suy nghĩ, bạn đã giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực. Bạn phải lặp lại điều đó nhiều lần. Sự thay đổi sẽ xuất hiện theo từng hơi thở, từng suy nghĩ. Mỗi khi bạn quay trở lại với hơi thở, là bạn cũng đang tiến xa thêm một bước ra khỏi thói phóng tâm cùng nỗi sợ hãi và tiến lên thêm một bước trên con đường giác ngộ, bắt đầu phát triển tâm linh cho chính mình.
- Nếu bạn không nhạy bén trong việc nhận ra và giải phóng các suy nghĩ, bạn không thực sự hành thiền mà chỉ đang làm hằn sâu thêm sự buông thả, các suy nghĩ lan man sẽ mạnh lên và bạn chỉ là đang suy nghĩ trong lúc ngồi yên mà thôi.
- Nhận ra, thừa nhận và giải phóng một suy nghĩ cũng giống như leo lên đến đỉnh núi. Nó xứng đáng cho ta ăn mừng vì đã bỏ lại phía sau những ảo tưởng có thể cướp đi của chúng ta cả cuộc đời này nếu chúng ta không làm việc đúng cách với chúng.
- Tập hợp sự chú ý càng tốt bao nhiêu, tâm sẽ càng mạnh hơn bấy nhiêu, các kinh nghiệm cũng mạnh hơn và kết quả đạt được càng lớn hơn.
- Thành công đầu tiên, khi ta có thể giữ được sự tập trung vào hơi thở trong khoảng 21 chu kỳ mà không có sự phân tâm nào lớn.

Chúc bạn tập ĐẶT TÂM thành công.
[Bạn nào đếm được 21 nhịp thở mà không nghĩ sang chuyện khác thì mở tiệc ăn mừng nhé.]
Tranh cổ minh họa 9 giai đoạn trong thiền.
Nguồn FB Cô Liên Hương


发布     👍 0 举报 写留言 🖊   
✋热门推荐
  • #遇见美好##行走几何# 唉,往下刷刷微博,发现16年,也就是七年前,我还在读小学那会,还追过意林小小姐呢,真的感叹电子时代进化的太快了,现在的小学生接触社会远
  • 雪梅疯狂的捶自己的肚子,她不希望孩子出生,如果有了这个孩子,那么她以后逃走的几率就更小了。就连黄德贵自己都没有想到,自己都40岁了,还能有一个22岁的媳妇,而且
  • 等到那句“莹莹小姐,只要你回头,我就一直在”[泪]#杨澄终生未娶王莹终生未嫁#不剧透就不放图了恐怖元素越来越少,这部反而特别搞笑,有很多官方吐槽和极其丰富的心理
  • 一开始儿子抗拒,说我不上学,我上学累了,到了出门的时候他就背着书包跟我走,一路很开心很起飞走路都带风,打的士去的,路上摸他就退烧了,送他去学校路上,过天桥还是很
  • 到现在又一年了,我记得俊哲、浪浪钉,记得山人、山蛋蛋、橘子皮,记得“四季花常在,九州事尽知”、“山人自有妙计,浪钉自有心意”、“开开心心浪浪钉”但我好像又渐渐淡
  • 但是她没有想过,自己能力不够,没有我和我父母的收入,她可能只能嫁个普通门当户对的带娃做家务,2万收入在上海只能买个郊区房天天挤地铁三个小时或者市区老破小,小孩根
  • “艺术的朋友”:非艺术节期间,“艺术的朋友”展览票价为80元/人“艺术的朋友”呈现了现时活跃于当代艺术界的30位中国收藏家近期获得的作品,涵盖了一批重要的全球与
  • 这世间,熙熙攘攘,但不管我们多么忙碌,只要身边还有一个人,懂我们的欢喜,理解我们的悲伤,这一生就注定会过得温暖、踏实。这世间,熙熙攘攘,但不管我们多么忙碌,只要
  • 全文请到公『众』号【小兰文楼 】回书号:7488解决书荒一步到位!#深夜树洞#高中生活日记Day2我有两天没来更新了现在来补补1⃣️8.31日记真的有感觉到高中
  • 明明是为了营造高逼格的感觉,却打造了菜场大妈沉浸式抢菜的错觉包装看起来真的很逼格,但是没有提手不好拎很鸡肋。口味,为什么放最后,因为我真的不愿意承认自己被割了韭
  • [可爱]#著名书法家#书法#魏碑体#王宪荣#二〇一六年,我们发起并举办了二十余场《大美中国黑茶》主题公益讲座,横跨中国北方的天津市、陕西省西安市、山西省晋城市、
  • 莫泊桑说:喜欢读书,就等于把生活中寂寞的时光换成巨大享受的时刻。总有些人,他们温暖了你整个青春时节,无论何时,她都在那里,不管是否联系,都如亲人一般,微笑着就在
  • 把自己的手机号弄成所谓的能量号,例如类似13314191913,或者13319141314这样的号,看着也很拉风,全是吉星,且还是能量最强的吉星。#大人小孩公
  • 第一个锦囊:需求表达公式第二个锦囊:情绪暂停法我们都知道,在亲密关系中,很多时候我们都想要对方满足自己的需求,但自己又不能或不敢用嘴巴表达需求,又或者心口不一,
  • 11、你要读诗,要文雅 要檀香,要平静 要儒雅的公子 要秀丽的园林 闺房外有月满西楼 内有烛火安详 可我谁都不服 我想仗剑走天涯 想看人世的繁华 我背着一根铁棍
  • 有几个小可爱愿意看我的文足够啦~#赤安##赤安[超话]# 321上repo先夸夸白白宝宝 特别特别厉害,感觉能坚持画完一本已经吊的不行了 ,内容也非常无敌好啊啊
  • 天呐,“什么都想依赖别人”……一个人哪来的脸去挨上没有男人的权利,因而从小脑子里也没有“买”其他女人的想法的其他女生啊。无论是朋友 还是情侣 亦或是其他关系,即
  • 50、大暑过后便是立秋,我执笔挽袖,画一叶扁舟,荡桨兮,江南风流大抵这世间春秋,也算得上罕有(转享[咖啡]) 适合旅游发的朋友圈文案٩ˊ〇ˋ1、人就应该呆在没有
  • ――清金兰生《格言联璧》积善多者,虽有一恶,是为过失,未足以亡;积恶多者,虽有一善,是为误中,未足以存。――清金兰生《格言联璧》#阳光信用# 人而好善,福虽未至
  • 可惜拍的还是没有眼睛看到的好看 p8是对绿草地鲍鱼的特写 p9是绿草地等位时吃的绿豆冰淇淋 小时候批发冰淇淋妈妈最喜欢买绿豆冰淇淋了 p10这件衬衫只有两粒扣子