CHUYỆN THANH ĐIỂN TIÊN THIÊN KHÍ.
Mặc dù từ rất xa xưa, con người đã khám phá và cảm nhận lợi ích thực sự của Prana đối với các cơ thể sống và đã ứng dụng Prana trong việc nâng cao sức đề kháng, chữa bệnh, thúc đẩy tiến bộ tinh thần và tâm linh… nhưng phần lớn văn bản giáo khoa ghi chép ẩn dụ, một số thất truyền, còn sự ứng dụng Prana trong tu tập chỉ được truyền thừa. Thời đại chúng ta vẫn chưa có câu trả lời hoàn chỉnh về sự tồn tại của Prana và ý nghĩa của nó đối với thế giới. Có giả thuyết coi Prana là chất liệu siêu mịn với vai trò thiết yếu trong việc nuôi dưỡng và ổn định các ‘cơ thể hào quang’ – là cấu trúc không nhìn thấy bằng mắt thường mà dường như chi phối toàn bộ thân thể của mỗi người. Khoa học thực nghiệm chưa tìm ra bản chất đích thực của Prana là gì. Có thuyết coi Prana là một dạng đặc biệt của vật chất, vừa là sóng vừa là hạt và chứa đựng thông tin. Có người gọi Prana là “linh hồn nguyên tử”.

Theo thuật ngữ Hin-du giáo, Prana có nghĩa là năng lượng gốc mà tất cả các lực sống đều phát sinh từ đó. Một thuyết cổ phương Đông cho rằng, Prana có biểu hiện trí tuệ và là phần không thể tách rời của Tạo Hoá.

Mô tả của một số người có tri giác phát triển đều khẳng định mọi vật hữu tri và vô tri trên hành tinh luôn chìm ngập trong một bể năng lượng không hao mòn mà mắt thường không nhìn thấy, đó chính là Prana. Prana không phải chỉ có trong không gian mà còn chuyển vận trong các sinh loài. Sinh khí Prana trong thức ăn được hấp thụ ở lưỡi, nếu đau bệnh không ăn bình thường được mà phải truyền thì không hấp thụ được Prana. Thức ăn còn nhiễm Prana của người chế biến, đặc biệt là năng lượng phát sinh từ tâm thức người nấu. Từ đây có thể suy ra tầm quan trọng của món ăn gia đình do người thân nấu với tình thương yêu. Cần nhai thức ăn trong miệng để hấp thu tối đa Prana ở lưỡi chứ không nên xay nhuyễn đồ ăn để uống. Khi bạn nhai một miếng chuối hay xoài thì bạn hấp thu Prana nhiều hơn khi bạn xay sinh tố và uống nó, điều đó cũng đồng nghĩa với tiêu tốn thức ăn hơn.

Sinh khí Prana trong không khí được hấp thu ở niêm mạc mũi, bởi vậy cần chăm sóc trẻ em tránh bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng sẽ không hấp thụ được Prana trong không khí. Hai lỗ mũi lại hấp thu Prana khác nhau, một bên hấp thu Prana và chuyển thành dương tính, một bên hấp thu Prana và chuyển thành âm tính, bởi vậy, cả hai lỗ mũi cần được thông suốt và sạch sẽ https://t.cn/A6OlgGlG Chăm sóc lỗ mũi là nhiệm vụ thường ngày của chư vị yogi.

Từ hàng ngàn năm nay, những người có khả năng chữa bệnh huyền bí và một số nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực siêu hình đã tập trung chú ý đặc biệt đến năng lượng Prana. Hiện nay, lĩnh vực chữa bệnh không dùng thuốc đang nỗ lực thực nghiệm ứng dụng Prana dựa trên quan sát về sự tồn tại trường năng lượng vũ trụ mà nhờ tập luyện, con người có thể cảm nhận được một cách khá cụ thể.

Lưu lượng Prana trong cơ thể đảm bảo [một phần lớn] trạng thái khỏe mạnh của con người và được kiểm soát bởi nghiệp. Nhưng, trong cơ thể chúng ta không chỉ có Prana tiên thiên mà còn có năng lượng của ý thức do chúng ta tự tạo ra trong chu trình sống, nếu từ nhỏ con người có được sự giáo dục đúng đắn thì rất ích lợi cho sức khỏe, tiến hóa cá nhân và tiến bộ cộng đồng.

Theo kinh điển, có 9 dạng Prana [Naga, Kurma, Devadatta, Krikala, Apana, Dhananjaya, Udana, Samana, Vyana] lưu thông qua 72.000 Nadis. 8 loại sẽ phân rã sau khi ta dứt hơi thở, 1 loại tồn tại trong tro cốt và vẫn tác động thông tin riêng của nó vào trường năng lượng vũ trụ trong khoảng 1.000 đến 1.500 năm, sách cổ ghi rằng, phải tránh khai quật các ngôi mộ chưa được 1.500 năm. Một kinh nghiệm cổ xưa, hài cốt hỏa thiêu cần được thổ táng không nên quàn lộ thiên.

Trái tim quan trọng nhất, riêng trái tim được luân chuyển sinh lực từ 101 Nadis, mỗi kênh lại có 100 Nadis phụ thành 10.100 Nadis. Ở tầm mức kém vi tế nhất là thể chất, bảo vệ sức khỏe gồm 3 trọng tâm: tăng cường lưu lượng Prana, tịnh hóa năng lượng ý thức và chăm sóc thích hợp cho tim. Tôi sẽ giới thiệu dần từng khía cạnh, nhưng mọi kinh nghiệm chỉ để xem cho vui chứ không có ý nghĩa thực tế nếu nhiễm thói quen ăn thịt, khủng hoảng của sự bị giết là thông tin rất thô trược tràn ngập Nadis của người tiêu thụ thịt, ảnh hưởng không chỉ tới thể chất mà các thể vi tế khác.

Tranh cổ miêu tả sơ lược hệ thống Nadis.
Nguồn fb Cô Liên Hương

CHÍN GIAI ĐOẠN TRONG THIỀN

Các bạn đã xem một chuyên đề phim giải thích vì sao tim “quan trọng” hơn não. Bộ phim cũng đã cho biết năng lượng của tim mạnh gấp hàng ngàn lần trí não. Các bạn cũng đã biết rằng tim có “trí tuệ” riêng. Tim có được trạng thái đồng điệu - hài hòa - gắn kết lại thông qua hơi thở, và thiền, đơn giản là nhận biết hơi thở.

Cái gọi là nền giáo dục của nhân loại không dạy về điều căn bản này, bởi vậy chúng ta phải tự giáo dục mình. Bây giờ chúng ta thử thực hành một phương pháp của Phật giáo Mật tông – 9 GIAI ĐOẠN – “rèn luyện từ một tâm hoang dã bận rộn tới một tâm xả bỏ hoàn thiện” – đó là cách nói của các vị Thầy, bạn có thể hiểu rất đơn giản là nó: làm sạch + tiếp năng lượng + chữa lành + khai triển mọi tiềm năng mà bạn đã có qua nhiều kiếp sống…

Kinh nghiệm truyền thừa của những thiền sư làm việc với tâm thức, triển khai một quá trình gồm 9 giai đoạn để tâm có thể trở về với sự ổn định, sáng tỏ và sức mạnh nguyên thuỷ. Những hướng dẫn này cụ thể và vô cùng hữu ích. Đạo sư Sakyong Mipham Rinpoche trình bày bằng ngôn ngữ hiện đại, một bản đồ của quá trình thiền định 9 giai đoạn.

A/ Bốn giai đoạn đầu tiên: đặt tâm, đặt tâm liên tục, đặt tâm lặp lại và đặt tâm chặt chẽ ta tạo lập và phát triển sự ổn định.
B/ Giai đoạn năm và sáu: thuần dưỡng & an định ta phát triển sự sáng tỏ.
C/ Ba giai đoạn cuối cùng: an định rốt ráo, nhất tâm & tâm xả bỏ ta xây dựng sức mạnh.
-----------------------------------------
A/ BỐN GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN:
1/ ĐẶT TÂM:
- Việc đặt sự chú ý vào hơi thở là điều đầu tiên chúng ta làm trong thiền.
- Việc đặt tâm giống như khi chúng ta trèo lên một con ngựa: ta đặt chân mình vào bàn đạp và rồi nâng cơ thể lên yên, đặt mình vào đúng vị trí.
- Thời điểm của việc đặt tâm bắt đầu khi chúng ta tách tâm của mình khỏi những sự kiện, vấn đề, suy nghĩ và cảm xúc… Chúng ta neo cái tâm bận bịu đó vào nhịp thở. Mặc dù chúng ta làm việc với ý thức – một thứ vốn phi vật chất, nhưng việc đặt tâm này vẫn có cảm giác rất thực tế. Nó rõ ràng như thể đặt một tảng đá lên trên một chiếc lá.
- Để đặt tâm thành công, chúng ta phải xác quyết rằng, mình sẽ buông bỏ các suy nghĩ và cảm xúc: "Bây giờ tôi đặt tâm vào hơi thở."
- Điều gì xảy ra trong thời điểm bắt đầu đó? Những bám chấp của chúng ta sẽ bị nhổ bỏ. Nếu chúng ta cố gắng thực hiện điều này, sự phóng tâm của chúng ta sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời, bằng cách đặt tâm vào hơi thở, chúng ta sẽ tập hợp lại được cái tâm đang lang thang khắp nơi.
- Đối với người mới bắt đầu thiền, giai đoạn đầu tiên là thời gian chúng ta học cách làm thế nào để cân bằng giữa việc tập trung vào hơi thở + việc giữ nguyên tư thế. Đặt tâm luôn luôn là bước đầu tiên. Đó là thời điểm vào đầu mỗi buổi tập, khi chúng ta xác nhận rằng mình bắt đầu hành thiền. Đó là giai đoạn quan trọng nhất vì nó sẽ thiết lập thái độ của chúng ta đối với phần còn lại của buổi tập. Giây phút đặt tâm này sẽ mang tới cho việc thiền một khởi đầu tinh khiết và mạnh mẽ. Nếu chúng ta bắt đầu một cách mơ hồ hay không rõ ràng, sau đó việc thiền định của chúng ta cũng sẽ mơ hồ.
- Học đặt tâm – một hành động nhỏ nhưng lại là một trong những điều dũng cảm nhất mà bạn có thể làm, bạn có thể tự hào về chính mình, bạn đã vượt qua được sự lười biếng của một tâm phóng dật.
- Bạn đã nhớ các hướng dẫn. Bạn có thể vui vẻ quay trở lại với hơi thở. Đừng lo lắng rằng bạn sẽ phải làm điều đó một lần nữa – thực tế, bạn sẽ phải làm điều đó hàng ngàn lần. Đó là lý do tại sao thiền được gọi là thực hành.
- Mỗi khi bạn đặt tâm mình vào hơi thở, bạn đang tiến lên phía trước. Chỉ cần buông bỏ một suy nghĩ, bạn đã giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực. Bạn phải lặp lại điều đó nhiều lần. Sự thay đổi sẽ xuất hiện theo từng hơi thở, từng suy nghĩ. Mỗi khi bạn quay trở lại với hơi thở, là bạn cũng đang tiến xa thêm một bước ra khỏi thói phóng tâm cùng nỗi sợ hãi và tiến lên thêm một bước trên con đường giác ngộ, bắt đầu phát triển tâm linh cho chính mình.
- Nếu bạn không nhạy bén trong việc nhận ra và giải phóng các suy nghĩ, bạn không thực sự hành thiền mà chỉ đang làm hằn sâu thêm sự buông thả, các suy nghĩ lan man sẽ mạnh lên và bạn chỉ là đang suy nghĩ trong lúc ngồi yên mà thôi.
- Nhận ra, thừa nhận và giải phóng một suy nghĩ cũng giống như leo lên đến đỉnh núi. Nó xứng đáng cho ta ăn mừng vì đã bỏ lại phía sau những ảo tưởng có thể cướp đi của chúng ta cả cuộc đời này nếu chúng ta không làm việc đúng cách với chúng.
- Tập hợp sự chú ý càng tốt bao nhiêu, tâm sẽ càng mạnh hơn bấy nhiêu, các kinh nghiệm cũng mạnh hơn và kết quả đạt được càng lớn hơn.
- Thành công đầu tiên, khi ta có thể giữ được sự tập trung vào hơi thở trong khoảng 21 chu kỳ mà không có sự phân tâm nào lớn.

Chúc bạn tập ĐẶT TÂM thành công.
[Bạn nào đếm được 21 nhịp thở mà không nghĩ sang chuyện khác thì mở tiệc ăn mừng nhé.]
Tranh cổ minh họa 9 giai đoạn trong thiền.
Nguồn FB Cô Liên Hương

NHỮNG CĂN BẢN ĐỂ CÓ THỂ TỰ TẬP THIỀN [Phần II]

CHỌN LOẠI THIỀN NÀO?
- Có nhiều loại thiền khác nhau, chúng tôi giới thiệu cách đơn giản nhất mà rất hiệu quả: quán hơi thở [yoga gọi là Anapanasati] Hán dịch là An ban thủ ý, Anh ngữ là Meditation of Breathing. - Pháp quán này được đức Phật dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ [Satipatthana Sutta] và được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần: “Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sinh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết bàn.”
- Quán hơi thở áp dụng được cho tất cả mọi người, cả người khỏe và yếu, cao niên và trẻ, không cần dụng công đặc biệt bởi nó gắn với hoạt động sống căn bản – thở.
- Khi vào thực hành, chúng ta có thể tập tư thế riêng; tập đặt ý thức vào hơi thở riêng; sau đó phối hợp tư thế và chánh niệm hơi thở. Khi thuần thục sẽ kết hợp tư thế + tập trung. Sau đó có thể kết hợp tập thêm một phép quán khác tùy theo cơ địa hay bệnh tật.
- Quán hơi thở có vài kiểu, ta chọn TÙY TỨC QUÁN
- "Tùy" là theo, "tức" là hơi thở. Tùy tức quán là tự theo dõi hơi thở, 2 thì Hít vào và Thở ra đều nhận biết.
- Trong khi theo dõi hơi thở, bạn sẽ nhận ra mạng sống trong hơi thở, thở ra mà không hít vào thì mạng sống không còn tồn tại. Hơi thở đã vô thường thì mạng sống cũng vô thường. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập. Thở là tâm điểm các hoạt động của cơ thể chúng ta. Nội tâm và hơi thở của chúng ta là một: khi chúng ta tức bực, hơi thở trở nên hổn hển; khi tâm an lạc, hơi thở trở nên điều hoà, dễ chịu, vì thế cần điều hoà hơi thở một cách tự nhiên qua lỗ mũi. Về sau dễ dàng quán hơi thở nơi đan điền.
- Khi vào Thiền, hít sâu, thong thả, bằng mũi, cho “đầy bụng”, rồi thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng 3 lần. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ, không cố gắng cho đầy bụng, vừa thở ra hít vào vừa chú tâm theo dõi chính hơi thở đó.
- Lưu ý để tránh nhầm lẫn: chúng ta đang tập TÙY TỨC QUÁN chúng ta chỉ chú ý theo hơi thở vào – ra, chúng ta không đếm số, đếm là phương pháp SỔ TỨC QUÁN.

CÁC KIỂU NGỒI KHÁC NHAU
1 - SUKHASANA
Tư thế Miến điện [Burmese position] khoa yoga gọi là Sukhasana: hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm nhưng không kết vào nhau. Đây là tư thế rất dễ dàng. Rất nhiều người Việt ngồi ăn trên chiếu trong tư thế này.
2 - ARDHA PADMASANA
Tư thế Bán Già [Half Lotus position] khoa yoga gọi là Ardha Padmasana hơi khó hơn Sukhasana một chút vì 1 bàn chân ngửa và gác sâu lên đùi bên kia.
3 - SVASTIKASANA
Tư thế Kiết Già [Full Lotus position] khoa yoga gọi là Padmasana hay Svastikasana, biểu tượng của khả năng sinh sôi và sự sáng tạo, thực nghiệm khoa học cho thấy khi một người ngồi trong tư thế kiết già, sóng não tức khắc chuyển từ nhịp Beta nhanh dao động sang nhịp Alpha trầm lặng và chậm hơn, trong Svastikasana dễ đi vào tâm trí yên bình, ít bị kích thích do những khuấy động bên ngoài.
4 - VAJRASANA
Tư thế quỳ Nhật Bản [Seiza position] khoa yoga gọi là Vajrasana. Người Âu hay tập thế này.
5 - SIDDHASANA
Tư thế Tôn sư, khoa yoga gọi là Siddhasana có nghĩa là tĩnh tọa của bậc tôn sư. Siddhas nghĩa là “bậc yogi hoàn toàn”, dùng thế này vào Định phải là người tuyệt dục. Siddhasan không buộc tréo chân như kiết già, chân mặt xếp trên chân trái mở hông và kéo thẳng cột sống.
Trong quyển “The Completex Illustrated Book of Yoga”, 84 tư thế được Swami Vishnu-devananda biểu diễn và chụp hình làm mẫu nhưng tập thiền thì chỉ có 5 tư thế nêu trên có thể áp dụng.
6 - Tư thế ngồi trên ghế, 2 bàn chân dẫm trên sàn [Chair position] tư thế này không có trong khoa yoga, nó dành cho người Âu-Mỹ, người cao tuổi, người có bệnh khớp bắt đầu tập thiền.
Khi mới tập, chúng ta không đi thiền được bởi chưa có phản xạ định tâm.
Ảnh của: The Unitarian Society of Ridgewood
Còn tiếp phần III:
KỸ THUẬT TẮM SƠ TRƯỚC KHI THIỀN
Y PHỤC, MÙI HƯƠNG
MẮT
XẢ THIỀN
Nguồn FB Cô Liên Hương


发布     👍 0 举报 写留言 🖊   
✋热门推荐
  • 白羊座:找一个值得信赖的人聊一聊金牛座:下馆子吃一顿以前没有吃过的美食双子座:想一想曾经的辉煌,你是最棒的巨蟹座:找家人聊聊,把焦虑的事情讲出来狮子座:自己处理
  • 嗯好,我尊重你嗯祝你幸福谢谢,就这样吧心里话:“我们来世再重新在一起吧,这一世缘分就到这里了,这是最后的结局了 ,也是我能想到的最干脆的方法。”心里话:“世俗不
  • 善良,一个很普遍的词,经常被人称道,因为我们面对善良可以不设防,袒露胸襟即使鲁莽,也能得到理解,直率无忌即使过头,也能得到原谅。#每日一善[超话]#|#每日一善
  • 如果你也有以上几点纠结的地方,或者不想折腾的,其实靠软装搭配一样可以装出理想的家 还是那句话,装修按照自己的方式来,自己住的舒服就行#造屋梦想[超话]#了解完这
  • 这是我和大奔最近的距离觉得自己适合做律师的原因之一是喜欢出差是不是多多少少有点荒唐哈哈哈,可我就是喜欢出差喜欢在路上的感觉喜欢见不同的客户了解经历不同的客户所代
  • .▫️安的玫瑰庄园磨砂膏:i玫瑰人士闭眼入太喜欢它的味道了,很高级的玫瑰香气,一点不俗气,我不爱玫瑰的朋友用了以后都很喜欢!非常柔顺光泽,发质也变柔软了,而且挤
  • 2.其实有颗滚烫的心,能给你的从来就不是轰轰烈烈,而是细水长流的陪伴。3.在你高兴的时候冷,可在你难过的时候暖,有时候就是这么可爱却又可靠。
  • 几周后,又说豪尔赫要求比谈判的更高的签约奖金增加了俱乐部的风险,这就是拉波尔塔决定停止一切的原因,这也是不正确的❗️豪尔赫非常谨慎,因为他首先希望他的儿子与他所
  • 最近资生堂国际推出了节日活动,现在入会或者邀请好友入会都有机会获得红腰子正装呦~快去试试运气吧~[羞嗒嗒]❤精纯精华+菁纯面霜干皮也很爱这套,很喜欢它的玫瑰香,
  • #北京装修##装修设计##别墅装修##别墅设计##现代简约##别墅合院# 北京公园都会 金茂北京国际社区 保利绿城 和锦诚园 金悦郡 和锦华辰 亦庄橡树湾 万科
  • 报道称,特朗普当地时间7日也曾预告,他将于15日宣布一个“非常重大的消息”有人认为这个消息是他正式参选2024年美国大选。#消息人士称特朗普将在15日宣布参加2
  • 没有人喜欢挫折,但是,当你觉得人生太难的时候,感到心情沮丧、苦闷的时候,不妨想想墙缝那株树,无论环境多严苛,都会努力活下去,顽强抵抗,这就是对“生命”最好的诠
  • #沈嘉柯说红楼梦##育儿百科红楼梦##任嘉伦[超话]#文自藤穆effic,说得太好了[good][good][good]#任嘉伦暮色心约# 观众也好路人也罢,本
  • 给你们分享一句我最近收获的超高能量语:丰盛富足就是感恩和珍惜每一个当下这句话你细细去品有些人不能持续赚钱或者说总处在财务危机的状态,就是因为她每次赚钱的时候觉得
  • 1.RICK OWENS X CHAMPION 黑色小标渔夫帽 ,¥ 7807(¥peKbX2SOyXM$)/:/ 2.RICK OWENS X CHAMPIO
  • 运动后的早餐都香了很多,人生乐事有这几:旅行、美食、运动、诗词、带娃、做饭…所以一定要活下去,生活没有胜利可言,挺住就是一切以下一些图片都是跑步路上看到的美景,
  • 前段时间我在老罗直播间入手的osak橙飒卡超静音高速吹风机,真的挺不错的,没错这款吹风机就是在直播间买的,但是效果却很好,体验也是蛮棒的!这一款吹风机的设计真的
  • 企采上京东,搜索:家电超省月,众多爆款好物等你来!环境电器焕新不等待,大牌品质放心实在~11.11电器大牌放狠招,抄底价清单来了!
  • 我记得每个点灯人的喜用,灭灯的另一个是迪思,他是身强忌水,昨晚她供的两灯,斗姆的灯怎么样都马上点,马上灭。)我是被吓到满头大汗,深怕他的魂魄有闪失,不过能马上忏
  • 在书中,在这个有着神秘信仰的部落里,生命的降临与消逝仿佛都是冥冥中注定了的,一切皆有因果。”即使在这种宿命之下,鄂温克族人却始终保持着对生命以及对他们所身处自然