CHỦ ĐỀ GIỚI HẠN.
LỜI KHẤN HỒI HƯỚNG THIỆN PHƯỚC BỐ THÍ.
Vì nhiều bạn có nhu cầu nên mình đăng lên tường, bạn nào đã có cuốn “Chúng ta đã có thân người quý báu” giở trang 46, tập 1. Phước thiện bố thí có đặc điểm là có thể hồi hướng/chia sẻ/biếu tặng tới khắp các cõi. Theo Kinh “Địa Tạng Bồ-tát bản nguyện”, phẩm thứ 7: khi hồi hướng thì ta được 6/7 phần công đức đó, đối tượng được hồi hướng chỉ nhận được 1/7 phần công đức mà thôi [tha lực chỉ là phần hỗ trợ, nghiệp quả mỗi chúng sinh phải tự thọ báo]. Việc hồi hướng công đức cho gia tiên, thân quyến đang ở các cõi nặng trược là rất cần thiết bởi vì chúng sinh Địa ngục, Ngã quỷ… không có khả năng nhận thức & tạo lập công đức được nữa nên rất cần được trợ giúp để nhanh chóng lên được các cõi trên. Hồi hướng công đức là một nhắc nhở làm phát triển phẩm chất từ bi, lòng xót thương và thực hành chia sẻ, vốn là thuộc tính của chúng sinh hy hữu được trở thành Người.

Bố thí để tạo phước thiện là thí chủ dùng của cải tiền bạc, sự hiểu biết của mình đem ban bố cho người khác với thiện tâm, mong mỏi sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc đến cho chúng sinh khác. Sự bố thí như vậy tạo ra được thiện phước [năng lượng tích cực]. Có thiện phước rồi, chúng ta khấn nguyện hồi hướng vào ngày mồng 1, hoặc mồng 8, hoặc 15 âm lịch trước sự chứng minh của Tam Bảo.

Cần thành tâm hồi hướng và có lời khấn nguyện như sau đã dịch ra tiếng Việt. Phần … thí chủ tự ghi [tên, tuổi, ngày, tháng, địa chỉ và sự việc]. Lời khấn trích trong Tirokuṇṇapetavtthu, Khuddaka Nikāya, bộ Petavatthu [Tiểu Bộ Kinh – Phật giáo Nguyên thủy], tỳ kheo Dhammarakkhita Bhikkhu dịch Việt ngữ năm 2001. Rakkhitasīla Antevāsika hiệu đính. Trích đoạn này giúp các thí chủ thực hành chia sẻ thiện phước tới khắp cõi.
--------------
* Thí chủ … [ghi họ tên, tuổi, địa chỉ nơi ở] đã tạo phước thiện bố thí … [trình bày việc đã làm]. Hôm nay, ngày … tháng … năm … , thí chủ y lời Phật dạy, thành tâm hồi hướng phần phước thiện thanh cao này.

* Thí chủ thành tâm hồi hướng phần phước thiện này đến tất cả chư thiên, chư thiên hộ trì bản mệnh, chư thiên ở tại nơi đây, chư thiên ở trong nhà, chư thiên ở trong tỉnh thành, chư thiên ở trong nước, chư thiên ở ngoài nước và toàn thế giới, chư thiên ở trên mặt đất, chư thiên ở cội cây, chư thiên ở trên hư không, chư thiên các cõi trời… Xin chư thiên hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của chúng tôi đồng nhau cả thảy, làm cho tăng thêm sự an lạc lâu dài – Lành thay!

* Thí chủ thành tâm hồi hướng phần phước thiện này đến thân nhân quá vãng: tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, bè bạn … từ kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, nhất là … [tên chân linh vừa quá vãng hoặc chân linh đang nhớ đến trong ngày làm phước thiện này] đã quá vãng. Xin chư hương linh hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của chúng tôi đồng nhau cả thảy. Cầu mong quý vị giải thoát mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài. – Lành thay!

* Thí chủ thành tâm chia phần phước thiện này đến những thân nhân hiện tiền: ông bà, cha mẹ, thầy tổ, anh chị em, con cháu, bà con thân bằng quyến thuộc, bạn hữu, đồng nghiệp, xóm giềng … [tên, địa chỉ]. Mong quý vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của chúng tôi đồng nhau cả thảy, cầu mong quý vị thân tâm được an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp. – Lành thay!

* Thí chủ thành tâm hồi hướng phần phước thiện này đến chúng sinh trong địa ngục, các hàng atula, các hàng ngã quỷ, các loại súc sanh, đặc biệt đến chúa địa ngục Yāma. Cầu mong chư vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của chúng tôi đồng nhau cả thảy, cầu mong quý vị thoát khỏi cảnh khổ, được tái sinh nơi cõi thiện giới cho được an lạc. – Lành thay!

* Thí chủ thành tâm hồi hướng phần phước thiện này đến tất cả 4 loài chúng sinh trong tam giới 31 cõi. Cầu mong tất cả hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của chúng tôi đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả chúng sinh giải thoát mọi cảnh khổ, được an lạc, được tiến hóa trong mọi thiện pháp làm duyên lành trên con đường giải thoát khỏi tử sinh luân hồi. – Lành thay!

* Tất cả các thiện phước chúng con đã làm, đang làm và sẽ làm, chúng con đều hồi hướng như vậy.
--------------
Các bạn tham khảo phần cuối bài trong link dẫn để tìm tài liệu đọc về hồi hướng. https://t.cn/A6OoueG0
Nguồn FB Cô Liên Hương

500000
Quand une femme vous aime, elle n’est pas satisfaite jusqu’à ce qu’elle possède votre âme. Parce qu’elle est faible, elle a une rage pour la domination, et rien de moins la satisfera. Elle a un petit esprit, et elle ressent l’abstrait qu’elle est incapable de saisir. Elle est occupée des choses matérielles, elle est jalouse de l’idéal. L’âme de l’homme erre à travers les régions les plus extrêmes de l’univers, et elle cherche à l’emprisonner dans le cercle de son livre de comptes.

HUYỀN TRANG ĐƯỜNG TAM TẠNG & BỘ SÁCH “ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ”
Cư sỹ Liên Hương viết cho lứa tuổi thiếu niên.
------------------------
Thế kỷ thứ VII sau công nguyên, nước Tùy, đời Văn đế Dương Kiên, năm Khai Hoàng thứ 16 [Tây lịch 596] có Pháp sư Huyền Trang, tên tục là Trần Vỹ sinh trong gia đình quan đầu tỉnh ở Lạc Dương, huyện Câu Thi, tỉnh Hà Nam. Trần Huyền Trang là bề tôi của vua Ðường Thái Tông [Lý Thế Dân] nên người ta gọi ông là Đường Huyền Trang và bởi ông đi thỉnh ba tạng Kinh điển Phật giáo nên gọi ông là Đường Tam Tạng. Năm Trinh Quán thứ 2 (628), Huyền Trang 32 tuổi, quyết định lên đường đi Tây Vực. Vào thời đó, những người muốn đi Tây Vực đều phải được sự cho phép của Hoàng đế. Ông hai lần dâng biểu, vua Đường đều không chấp nhận. Không giống trong truyện “Tây Du Ký”, Đường Tăng trước khi lên đường được vua nhận làm huynh đệ, ban cho chiếc bát vàng, áo cà sa quý và bày tiệc rượu tiễn tận cửa thành – Huyền Trang một mình lên đường mà không hề được ân chuẩn.

Hành trình khởi từ Đông Độ sang Tây Vực gần 50 ngàn dặm được Huyền Trang thuật lại rất cặn kẽ trong bộ “Ðại Ðường Tây Vực ký”. Tính ra Huyền Trang đã rời Ðại Ðường 17 năm, qua 110 quốc gia lớn nhỏ, tổng cộng 2 năm đi, 2 năm về và 13 năm học tại Ấn Ðộ. Ði từ năm 628, đến 645 và ông đã mang về:
- 150 viên xá lợi [tinh cốt của Như Lai].
- 2 tượng Phật bằng gỗ Đàn tô ngân, cao 4 thước
- 3 tượng Phật bằng gỗ Đàn hương, cao 3 thước 5, 2 thước 9, 2 thước 3.
- 657 Phạn bản gồm 224 Kinh, 192 Luận cùng trước tác Tiểu Thừa và Yoga.
- Một số bảo vật khác phải dùng voi, lạc đà và 24 ngựa mới chở hết.

Trong thời gian 13 năm lưu trú tại Tây Vực, Huyền Trang thăm viếng hầu hết các di tích, đặc biệt nhất là Ngài học trong 6 năm ở Tu viện Nalanda, một học viện nổi tiếng. Tất cả những Kinh điển của Ðại Thừa, Tiểu Thừa, Kinh Phệ-đà của Hin-du giáo, sách thuốc, sách thiên văn, địa lý, kỹ thuật v. v… đều tập trung tại đây do Pháp sư Silabhadra chủ trì. Tu viện Nalanda có trên 10 ngàn môn sinh, sau 6 năm học tập, Huyền Trang trở thành một trong ba người giỏi nhất. Sau 13 năm ở Ấn Độ, ông có ý trở về. Giới Nhật vương biết chuyện đã tổ chức một buỗi tiễn đưa long trọng có mặt của 18 vị quốc vương. Sau đó, Giới Nhật vương vẫn không muốn Huyền Trang ra đi, liên tục mở tiệc khoản đãi, còn có ý định mời ông làm Quốc sư nhưng Huyền Trang nhất định từ chối trở về.

Không chỉ đạo hạnh và uyên thâm Phật pháp, Huyền Trang còn là một nhà sử học uyên bác, một nhà địa lý học, một nhà ngôn ngữ học xuất chúng, nhất là một nhà phiên dịch giỏi, đi đến đâu, Ngài cũng nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình địa lý, phong thổ, động thực vật... biên soạn thành bộ “Ðại Ðường Tây Vực ký”, gồm 12 quyển, ghi lại đầy đủ lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán v.v… của những xứ đã đi qua. Ngày nay, những tài liệu của Ngài để lại vẫn còn giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia khảo cổ vì các ghi chép rất chính xác. Nhờ bản đồ trong “ Đại Đường Tây Vực ký” mà các học giả, những nhà khảo cổ người Âu mới tìm kiếm những di tích ấy vào cuối thế kỷ thứ 18, cho đến nay thì bốn Thánh địa căn bản của đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi thành đạo, thuyết Pháp lần đầu tiên và thị tịch đã rõ ràng. Hiện nay, Nhật Bản đang tiếp tục tìm kiếm các di tích cách đây trên 2.500 năm về trước, tất cả đều nhờ vào công đức của Huyền Trang đã để lại cho hậu thế một tấm bản đồ cách đây 1.375 năm. Sau này, các tu sỹ Ki-tô giáo với tầm tri thức học giả, chu du trên các tàu buôn, tàu chiến khắp thế giới cũng ghi lại địa lý, phong thổ, thực vật và vẽ bản đồ, các di sản đó được bảo quản tốt và còn hữu ích trong thế giới hôm nay, kể cả về các quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa (*). Họ ghi lại không phải bởi họ làm gián điệp như cách một số kẻ miệt thị, mà đối với họ, trong mọi thứ đều ẩn tàng Vinh Quang Thiêng Liêng.

Ngày 25 tháng Giêng năm 645, Huyền Trang về đến Trường An. Sử chép rằng, dân chúng kéo ra đón chật đường. Lúc này, Đường Thái Tông mới mời Huyền Trang đến, khuyên hoàn tục và muốn dùng các kiến thức của ông cho việc bang giao, nhưng ông từ chối. Suốt 19 năm, từ 645 đến 664, Ngài và 200 cộng sự, dịch được tất cả 75 bộ, khoảng 1.335 quyển từ tiếng Phạn qua Hán tự, ông còn dịch bộ “Ðạo Đức Kinh” và “Ðại Thừa Khởi Tín Luận” từ chữ Hán ra chữ Phạn, cùng để lại cho đời một bộ bách khoa thư “Ðại Ðường Tây Vực ký” 12 tập. Công việc dịch thuật có một không hai này, đã làm phong phú thêm 11.000 từ mới cho kho tàng Hán tự vốn đã vô cùng đặc sắc.

Trưa ngày 05/02/664, Huyền Trang gác bút nghìn thu tại chùa Ngọc Hoa, hưởng dương 69 tuổi. Ngày 14/4 thi hài ngài được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Hôm cử hành tang lễ có một triệu người ở Trường An và các vùng lân cận tiễn đưa. An táng xong, có đến ba vạn người cất lều cư tang quanh mộ phần. Từ xưa đến nay chưa từng có vị đế vương hay hiền triết nào được ngưỡng mộ bằng, Ngài đã đi vào lịch sử và văn hóa thật vinh quang.

Tranh cổ vẽ Huyền Trang vạn dặm thỉnh Kinh với chiếc gùi kệ sách độc đáo của https://t.cn/A6OSprRy

(*) Nhà nghiên cứu Lê Thành Khê năm 1958 đã viết: Trong số đó, có các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 07/3/1568 cùng với các nhà bác học dòng Tên (các tu sỹ) đi Viễn Đông đã đến Hoàng Sa.
Bản đồ Đông Nam Á do người phương Tây vẽ năm 1606 ghi bằng tiếng Latin, Pracel (Hoàng Sa) thuộc xứ Champa.
Bản đồ của Robert Sayer do nhà xuất bản Luân đôn in năm 1791 ghi Paracel Bank (quần đảo Hoàng Sa) vẽ theo Dự thảo Hàng hải chỉ nam của xứ An Nam (Cochin China Đàng Trong) năm 1764.
Bản đồ của Đức năm 1876 vẽ vùng Viễn Ấn [Hinter-Indien] ghi rõ quần đảo Hoàng Sa thuộc xứ Annam.
Nguồn FB Cô Liên Hương


发布     👍 0 举报 写留言 🖊   
✋热门推荐
  • 三亚不如国外酒店,确实大家会失望,但我们也在努力,我们推荐的是三亚综合体验 最好的五六家,除此之外的 我都是直接让销售不要卖的(比如索菲特 半山半岛洲际 亚特
  • ④新的官方通报里没有再提女孩和男生睡觉的事,也没有推翻此前通报的基本事实,这充分说明了这个女孩带男生到宿舍里睡觉这个事客观存在,所以女孩家人什么“恢复名誉”
  • [爱情之所以]也许她看不清,你正起伏的背影你撑着伞,她却哭得大雨,淋漓你的安慰陪着她,当她天晴,你就乌云在她的叹息,有你的不甘心也许有一份秘密,从你爱她那天起
  • 所拓古字,我多不识,但直觉以为其字高古,猜想是某青铜器铭文的清代翻刻拓本(因为其上有“北平翁方纲观;男 树培、树崑 侍”字样)。其诗曰:(见图一)这段诗被研究者
  • 我们和别的国家不同,是敢于进口伊朗石油的最大国家,可以说是伊朗石油乃至伊朗经济的“生命线”。所以,伊朗在得不到类似俄罗斯和印度这样的朋友“雪中送炭”的时候,对中
  • 女人想要你出差的礼物,其实要的是男人的挂念!女人想要吵架,其实要的是男人的包容!
  • 回到家儿子已经睡着了[awsl][awsl]这两天在店里老想儿子[委屈][委屈]有时候想着想着就乐了[嘻嘻][嘻嘻]昨天婆婆说儿子问了十几遍妈妈回来了没[给你小
  • 但我又脸皮很薄!这像是那种四季中学成绩最好的大队长,公认校花,长发飘飘讲话柔柔,永远年级第一,肩上三道杠,早午在校门口查风纪,周一在国旗下讲话,期末在校会上致辞
  • ——贺铸《绿罗裙·东风柳陌长》43、相思难表,梦魂无据,惟有归来是。——柳永《忆帝京》30、换我心,为你心,始知相忆深。
  • 一个简单的自我介紹大家可以叫我暮汐,汐汐,在香港開挖掘機養家[喵喵]三坑少女,漢服為主,Lo買著放衣櫃欣賞比較多,制服偶爾買一買不太懂會一點三腳貓的畫畫功夫,最
  • 。。
  • 学校的restaurant口味很棒,自己用ica买来的半成品做出来的东西也很不错,烤箱是真的方便。4.住宿很贵也很nice(单间)西门子的一体化厨房非常好用,甚
  • ——毛姆17. 时间的流逝是平等赋予每个人的疗愈,或许也是救赎。——《你的名字》9. 岁月极美,在于它必然的流逝,春花、秋月、夏日、冬雪。
  • 蛋漿冇添加,唔會好甜;酥皮松化!睇餐單已經知道唔係「拿貨流水線」所以出品會耐少少;但係可能廚房比較細,人多就出唔切;加上係一家人經營,請嘅侍應比較少,管理上有D
  • 五、编制人力资源规划在这个流程中,HR需根据企业战略目标及员工的净需求量,编制人力资源规划,包括总体规划和各项业务计划。七、人力资源规划评估在这个流程中,HR需
  • 但只限於買了保險的人而言,因為保險有賠付,很多人因這個病而致富,因此得名。內地重疾險已經剔除了甲狀腺癌的重疾賠付,我們的重疾險依然賠付。
  • 同样,在尼泊尔的一个小国家中,也出现了一些神秘的事情,他们国家的一只亚洲象离奇失踪了。但是附近的村民却对这个说法不买账,因为在他们看来,这几百个石臼都一模一样,
  • 财政、减税、降费、消费、创新、乡村振兴、环保、教育、公共卫生、住房、文体、就业、养老扶幼、社会治理......这些你关心的在“新鲜滚热辣”出炉的政府工作报告里都
  • 初春的阳光像一把熨斗,熨平人们心灵上的褶皱和起伏,熨开空气中的湿寒。早春的雨,淅淅沥沥,落在泥土上,泥土泛着香,人们迫不及待地在刚苏醒的泥土里种下一个梦。
  • 】今年是Comrise讯升来到中国的第十三年,我们始终坚持以客户为中心、四赢的服务理念,不断创新,打造了一支专业、高效、低调的顾问团队,通过提供更加有效和最优化