Chuyện Thờ Cúng
Hỏi: Cô ơi, lúc cúng thì làm gì trước, làm gì sau?
Trả lời:
CHUẨN BỊ:
- Việc đầu tiên là làm sạch ban thờ bằng khăn và nước sạch.
- Lau bóng, khơi bấc đèn thờ, châm dầu. Thời cổ, bàn thờ chỉ có 1 đèn.
- Nếu cúng các vị thuốc thảo dược thì cần nấu thuốc trước trước hoặc hâm nóng thuốc, trong khi nấu thuốc thì lau ban thờ.
- Vừa làm việc vừa trì Tịnh thủ chân Ngôn tẩy trược, làm sạch tay.
- Cắm hoa vào lọ, hoặc bày hoa đĩa lên ban, hoặc thả hoa cúng nước, hoặc dâng chậu hoa cảnh trên đôn cạnh ban thờ.
- Bày lễ vật bánh trái, cả đồ chúc thực và đồ bày [nếu có]. Cần phân biệt đồ chúc thực và đồ bày trang trí bàn thờ. Đồ trang trí bày trên ban thì Bưởi, Phật thủ, Thị, Cau… có thể bày vài ngày cho ban thờ ấm cúng sinh động, không sợ chuột bọ. Đồ cúng chúc thực như xôi lạc, chè kho, bánh… cúng xong dọn ngay. Dù không thờ Phật, khi muốn dâng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ thấp hơn hẳn bàn thờ chính.
- Châm tinh dầu thơm vào bát hoặc máy xông rồi đun nước nóng.
- Hãm trà.
- Mở rộng cửa.
NHẬP LỄ:
- Thắp đèn, châm nến trước tiên.
- Rót nước dâng lên ban.
- Rót trà dâng lên ban.
- Thắp hương [chú ý dâng nhang theo số lẻ thuộc dương, không bao giờ dâng 2 hoặc 4 nén].
- Khi châm lửa thì khẽ xoay cho hương cháy đều nếu thời tiết ẩm.
- Cắm hương ngay ngắn vào lư [ban thờ không nên đặt cao quá, lúc dâng hương phải với, dễ xiêu lệch nén nhang].
- Nếu có nhiều lư thì thắp lần lượt, dâng hương vào từng lư theo thứ tự chứ đừng châm một bó lớn. Nếu có nhiều bài vị nhưng chỉ có 1 lư thì chỉ dâng hương vào lư, không cắm ra bên ngoài.
KHẤN:
Khi cúng lễ tổ tiên phải khấn thổ công trước.

Kinh Tăng Nhất A Hàm – quyển 24 ghi lại 5 phúc báu của người thành tâm thờ cúng:
1. Đoan chính [tướng mạo đoan trang]
2. Hảo thinh [tiếng nói trong trẻo êm đềm]
3. Đa tài bảo
4. Sanh trưởng giả gia [tái sinh vào nhà quí phái].
5. Sanh thiện xứ thiên trượng [tái sinh vào các cõi lành].
_____
Thờ và cúng là hai phạm trù, thờ là nội hàm yêu thương, tôn trọng, kính ngưỡng trong tâm, cúng chỉ là lễ vật và lễ nghi bên ngoài. Động cơ nhân quyết định nghiệp báo, bởi vậy việc thờ cúng trọng ở tâm, thật tâm thì đạo ông bà – sự liên kết và cảm ứng theo tần số gen – có giá trị tâm linh.

Chuyện Thờ Cúng - Lien Huong

Hỏi: Trước khi các tôn giáo ngoại vào Việt Nam thì chúng ta theo đạo gì?

Rất xưa, cũng như nhiều tộc người khác, chúng ta thờ các vật tổ, về sau thì tín ngưỡng thờ cúng gia tiên đã trở thành gần như một tôn giáo phổ quát, thường gọi là ĐẠO ÔNG BÀ.

Một tôn giáo đầy đủ thường được xét ở mấy vấn đề:
- Có Giáo chủ
- Có Giáo lý
- Có Giáo đồ
- Có Giáo sỹ
- Có Giáo đường
- Có Giáo hội
- Có Nghi thức thờ phượng.

Đạo ông bà không phát triển theo mô thức trên, nhưng ăn sâu trong tâm thức người Việt với hình thức thờ phượng là lễ hiến cúng cho tiền nhân đã khuất thể hiện mối tri ân GIAO CẢM HUYẾT THỐNG.

Nhiều dân tộc có tục tưởng nhớ người đã khuất, nhưng trong tâm thức Việt thì nó là một điều đặc biệt. Người Việt rất coi trọng việc cúng tế vào ngày tang và kỷ niệm ngày mất gọi là giỗ và “giáo đường” là ban thờ gia tiên.

Một nét đặc biệt, người Việt phân biệt “ông Vải” chỉ về gia tiên nói chung, “ông Mãnh” chỉ về gia tiên mất lúc còn trẻ chưa thành thân và việc cúng khấn cũng khác.

Nét đặc biệt nữa là, không chỉ vào ngày giỗ mà việc hiến cúng cho tổ tiên còn được thực hiện vào các ngày Sóc, Vọng trong tháng âm lịch và các Tết Mùa đặc trưng nông nghiệp lúa nước như tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu, tết Hàn thực, tết Trung thu, tết Cơm mới.

Không chỉ như vậy, khi trong nhà có việc trọng hệ như sinh con, cưới hỏi, làm nhà, đi xa, thi cử, đỗ đạt, ốm lâu không khỏi, tai nạn bất ngờ... người Việt đều dâng hương kính cáo tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ hoặc để tạ ơn.

Vì không có hệ thống giáo lý quy chuẩn nên mỗi vùng, mỗi gia tộc, mỗi gia đình thờ và cúng có khác nhau. Các gia tộc lớn có từ đường chung và có nhà thờ chi họ, hằng năm con cháu đóng góp duy tu và tế theo mùa, cách hai ba năm có kỳ đại tế, gia đình tôi bây giờ vẫn duy trì như vậy [có 4 vấn Xuân Hạ Thu Đông, mỗi 3 năm có đại tế], ở nghĩa trang dòng họ thì có lễ chặp mả hằng năm.

Một điều đặc biệt khác là người Việt dung hòa việc thờ cúng gia tiên đã mất với việc thờ các chư thần bản thổ – đây là một nét đặc sắc. Người ta quan niệm đất trời có chư Thiên chư Thần quản trị, người ở phải xin phép nên tôn nhang thờ.

Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên là nét văn hóa trân quý của người Việt.

Đề tài này mà nói thì dài và nhiều điều thú vị, tôi tạm dừng ở đây.
_____
Mai Trung Thứ, lụa “Grand Mère”.

Chuyện Thờ Cúng - Liên Hương

HỎI: Nghèo, mắc bệnh trong kiếp này có liên quan gì đến các nhân trong đời trước?

ĐÁP: Phải phân biệt sự khác nhau giữa đời sống cõi Nhân loại, đời sống cõi Thiên và cõi Địa ngục. Chúng sinh Chư thiên và chúng sinh Địa ngục có nguồn sống nhờ quả của nghiệp một cách tự nhiên; chúng sinh Nhân loại có nguồn sống không chỉ nghiệp còn mà nhờ tinh tấn và trí tuệ hiện tại. Tức là 3 lực: nghiệp lực, tinh tấn lực, trí tuệ lực tác động đến an sinh đời người.

Nếu một người có nghiệp lực chín muồi để được giàu sang, có đủ tinh tấn và trí tuệ sẽ rất giàu và thọ hưởng của cải. Nếu một người chỉ có nghiệp lực mà không có đủ tinh tấn và trí tuệ, cho dù họ được thừa kế của cải chăng nữa thì cuối cùng họ cũng sẽ tán gia bại sản. Nếu một người không có nghiệp lực chín muồi cho sự giàu có nhưng họ tinh tấn và trí tuệ để kiếm tiền, họ vẫn hưởng mức sống thoải mái. Bởi thế tinh tấn và trí tuệ quan trọng hơn nghiệp lực.

Có 4 nguyên nhân bệnh:
- Nghiệp lực
- Tâm
- Yếu tố lửa [bao gồm thời khí]
- Vật thực [ăn uống]
Không phải tất cả bệnh đều do nghiệp lực gây ra. Khi có nhân thì có quả, khi không có nhân sẽ không có quả. Nghiệp lực chín muồi tạo ra quả của nó, quả đó là cố định và không thể thay đổi được, nhưng nếu một nghiệp lực chưa chín muồi, quả của nó không cố định và do đó có thể thay đổi được.

Tôn-giả Mục-kiền-liên Moggallana là một ví dụ. Nghiệp lực xấu giết cha mẹ trong một tiền kiếp đã chín muồi trước khi ngài nhập Vô dư Niết bàn parinibbāna, vì thế ngài đã bị đánh tới mức tất cả xương đều nát thành miếng vụn. Mặc dù đã trở thành một bậc A-la-hán nhưng không thể thay đổi được quả xấu đó. Song, vì ngài đã tận diệt hết mọi phiền não, nên tất cả những nghiệp lực khác [ngoại trừ nghiệp đã chín muồi trong kiếp đó] không còn có thể cho quả được nữa. Khi nhập parinibbāna, ngài đã thoát khỏi vòng luân hồi.
_____
Trích: “Vấn đáp với Thiền sư Pa-Auk Tawya Sayadaw”.


发布     👍 0 举报 写留言 🖊   
✋热门推荐
  • 1⃣️每天都想我想我想我2⃣️明天关东煮正式️过几天阿婆云吞也️3⃣️除了莱职不够目标其他4⃣️今天和律师姐妹聊房价,今年太适合买房子啦,寒假家超在济南的第一个
  • 小时候喜欢春天里,大人们采摘来一些竹叶清洗净后用来煮茶,绵柔清香,每一次看到竹林,莫名的产生喜爱之情,喜欢它的纤细优美、青翠欲滴、春风拂过后的沙沙作响,为春天带
  • #李易峰[超话]#峰哥,刚才算了一下,我喜欢你有七年了,回头看才发现时间过的好快呀,居然有这么久了,从那时的轰轰烈烈到默默的放在心底,很感谢你曾是我年少时的“光
  • 嘴巴上讲着爱没有永远,可是我打心底里是期盼和相信爱是永远的,我打心里相信我会遇见那个符合我心里所有预期的对的人,我打心里相信我们会爱一辈子,廖先生的评论看得我突
  • 我喜欢日出日落的静谧,爱着天空也深爱着你做人要像饼干一样,干干脆脆,可盐可甜想来想去,都是想你想给你太阳月亮和星星,想看你笑如林间清风深谷白云,想请你喝最香甜的
  • 本书分析了和君咨询亲自操办的新东方公司治理等经典案例,并解析了万科控制权争夺战、美的事业传承,以及高瓴资本与董明珠联手收购格力电器等,具有极强的系统性、实战性,
  • 有人说,人生最大的投资是孩子,只要把孩子培养成功了,你再失败也是成功的,如果把孩子变废了,你再成功也是失败的,有位富商曾经说过:任何事业的成就都无法弥补教子失败
  • 9月23日,陈继志等恶势力组织违法犯罪案一审公开宣判,廊坊市广阳区人民法院判决,被告中国·汴河书院·罗浮山柏塘分院茶产业迭代升级交流会暨《四季康养文旅小镇》运营
  • ”常建伟在致辞中表示,布局原粮基地,是汾酒“为行业正本清源,为公众精酿美酒”的责任与担当,更是汾酒加速全面复兴,实现“中国酒魂 清香世界”企业愿景的源动力。原粮
  • 【我不太知道怎么看我发的关于肖战的相关微博有几条】但肯定有520条今天一打开ch已经有19W姐妹了 好快啊今天也是我来到这个ch的十五天 刚好半个月本人其实也是
  • 其实考个一般的研究生也不会有多难,至少比起考公、考编这种千军万马过独木桥的来说,实在好太多。他们家的甜点我还是有点失望的,感觉就是纯甜味,也有可能是我当时中午吃
  • #葡萄菌周播报# #WebTVAsia葡萄子传媒#[星星]YouTube开始向其互联网电视平台用户一次性播放最多10个广告,广告总时长接近4分钟,比标准电视广告
  • 老妈:哦……这样的话,我把女儿嫁给你真的不放心啊。男友:伯母,您放心,我绝对不会做什么对不起她的事的。
  • ☞站桩的起源站桩一道,起于何时,虽已无从查考,但在二千多年前的《黄帝内经·素问》篇中,就有“上古有真人者,提挈天地,把握阴阳,呼吸精气,独立守神,肌肉若一,故能
  • 而自此之后每条视频底下,点赞最多的一句话,也必然是那句“别看她外表文静,八分钟能宰一只羊的她,内心早已像冰一样冰冷”而面对不少沉迷于她美丽外表的新粉,网友们也是
  • ”糖糖(认真的回头看着我):“不是,我现在已经长大了,我一岁以前喜欢蓝色。”(我完全不记得…)2⃣️ 糖糖:“妈妈,我也要梳这种辫子。
  • 当正赛来临的时候我不免会想到告别,有人会留下,成为很好很好的朋友;有人会离开,成为我整个大学中可能再也没有机会深入相处的过客。我不知道这场比赛是谁的最后一场,但
  • 也感谢大家的关心[抱抱] 不管,任何时候都学会笑着面对,这或许就是幸运的法则‼️#治愈##遇见美好# 6月17号,渭南市供销合作社副主任王江永和澄城县供销社主
  • 如您有兴趣参加,请点击链接进行注册:三年後又來KUTNA HORA 變身卡車司機大媽 來收個櫻花 居然碰到一幫10+小孩 莫名收穫一波鼓掌 捷克娃咋都這麼開放了
  • 夜,是孤独的,我也是孤独的,那些貌似不会疲倦的星辰睁开眼凝望大地的辽阔,却看不到我的存在,我渐渐地睡着…我笑着,睡着…这世态炎凉的人生有着很多故事在发生着,也逐